Thứ năm, ngày 16 tháng 01 năm 2025
Cập nhật lúc: 13/08/2021

Tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp bền vững

Trong các ngành nghề sản xuất thì trồng trọt thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố bất lợi như: thời tiết, giá cả, thị trường tiêu thụ…Vì thế để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững cần phải kết hợp nhiều giải pháp. Thời gian qua, song song với cơ giới hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, việc tích tụ ruộng đất là một trong những giải pháp đang được nhiều nông hộ chú trọng.

Ông Nguyễn Đức Giờ 45 tuổi, ở thôn Điện Tân (Cư Pui) cho biết: Năm 1993, ông xuống lập nghiệp ở xã vùng sâu Cư Pui, ban đầu khai hoang được 1 ha trồng đậu các loại, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây mía và gia công ép đường mật nên đã mang về cho gia đình ông một khoản thu nhập khá lớn. Ông quan niệm trong sản xuất nông nghiệp phải đa dạng hóa các loại cây trồng và thực hiện phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, nên số tiền tích lũy hàng năm ông đều đầu tư để mua sắm phương tiện sản xuất và khai hoang, mua thêm đất mở rộng diện tích.  Với cách làm này, đến nay ông là chủ nhân của 70 ha đất sản xuất, trong đó 20 ha cao su đã cho thu hoạch, 20 ha rừng (keo lai năm thứ 2), 15 ha ngô lai và 15 ha sắn cao sản. Để kịp thời vụ, ông đầu tư 200 triệu đồng mua sắm máy trồng sắn (công suất trồng 5 ha/ngày), máy đào mỳ (công suất 2 ha/ngày) máy tỉa và thu hoạch ngô (công suất tỉa ngô 3 ha/ngày, công suất thu hoạch ngô 25 tấn/ ngày), ngoài việc tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương, vào những lúc thời vụ, ông còn thuê mướn thêm 1.400 công… Mỗi vụ thu bình quân 120 tấn ngô, 220 tấn sắn và tiền bán mủ cao su, sau khi trừ mọi chi phí,  ông còn lãi ròng từ 600 triệu đến 700 triệu đồng.

Dàn máy tỉa bắp, bón phân của ông Nguyễn Đức Giờ ở thôn Điện Tân, xã Cư Pui

Còn Ông Ama Hiêm, dân tộc Êđê ở buôn Tliêr (Hòa Phong) mỗi mùa rẫy đi qua thì thành quả lao động của ông và gia đình cũng tăng lên, từ chỗ chỉ có 2 ha trồng cây hoa màu, đậu, bắp, sau hai mươi năm, đến nay, gia đình ông đang quản lý sử dụng 20 ha đất nông nghiệp, trong đó 0,7 ha gần ao, hồ ông cải tạo thành ruộng nước 2 vụ, dùng máy tưới định kỳ, mỗi năm thu gần 15 tấn lúa, với 3 ha bắp, trung bình mỗi vụ thu 20 tấn, số diện tích còn lại ông trồng rừng. Với khoản thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, gia đình ông đã xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm nhiều trang thiết bị, máy móc, dụng cụ sản xuẩt và còn có “của để dành”, ông được mọi người trong buôn làng gọi là “thần nông”

Gắn việc tích tụ ruộng đất với chuyển đổi cây trồng, ông Mai Phi ở Buôn Ngô A có cách làm cũng khá bài bản. Trước đây, gia đình cha mẹ ông có 1, 2 ha đấ trồng cà phê, nhưng diện tích manh mún, mỗi nơi một vài sào, khó khăn cho việc đầu tư chăm sóc, hàng năm thu không bù chi, cuộc sống gia đình luôn túng thiếu. Thấy vậy, ông xin nhận lại số đất đai của cha mẹ đồng thời hoán đổi đất và sang nhượng thêm của những người liền kề để có diện tích liên canh. Sau đó ông đã cải tạo đất trồng 4 ha sầu riêng, bên dưới  xen cây dứa, kết quả sau 2 năm, dứa đã cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt 2 kg/ 1 quả, sầu riêng bước vào năm thứ ba đang phát triển tốt. Ông Phi cho biết: Muốn phát triển kinh tế bền vững, phải hình thành được những cánh đồng lớn, nên ông đã mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng, sang nhượng, cải tạo đất, mua cây giống. Để cây sầu riêng phát triển ở vùng đất xám, nhiều sạn muối, ông thường xuyên tra cứu thông tin trên các trang báo, những bài hướng dẫn kỹ thuật của các nhà khoa học uy tín để áp dụng vào sản xuất. Với 4 ha sầu riêng xanh tốt như hiện nay, hứa hẹn cho ông một mùa bội thu.

Hiệu quả của việc tích tụ ruộng đất đã rõ, song để phát triển nông nghiệp bền vững các nông hộ cần gắn chặt hơn nữa giữa thâm canh, tăng vụ với sản xuất và tiêu thụ./.

                                                                   Mai Viết Tăng

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang