Thứ năm, ngày 23 tháng 01 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 2,637

Hôm qua: 3,343

Trong tuần: 14,103

Trong tháng: 50,255

Tất cả: 50,483

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 02/02/2023

Những “cây cao, bóng cả” ở vùng đồng bào di cư ngoài kế hoạch

          Nêu cao vai trò “tuổi cao gương sáng”, xứng đáng với 18 chữ vàng được Trung ương Đảng trao tặng “tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, trong những năm qua nhiều người cao tuổi ở các thôn đồng bào Mông, Mường, Thái di cư ngoài kế hoạch ở xã Hòa phong và Cư Pui đã thực sự là tấm gương mẫu mực, định hướng hành vi cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

          Thôn Ea Khiêm (Hòa Phong) có 1.291 người, trong đó có 51 người cao tuổi, hầu hết những người cao tuổi còn sức khỏe vẫn tiếp tục lao động sản xuất, họ không chi  đem kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được truyền đạt, hướng dẫn con cháu trong gia đình cách làm ăn, mà còn tiên phong trong các phong trào ở địa phương, điển hình là phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.      

          Sau khi nghe xã thông qua chủ trương làm đường giao thông liên xã, (nối từ thôn Ea Khiêm đi xã Vụ Bổn) mặc dù  không có khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng, nhưng nhận thức được việc có lợi cho cộng đồng, nhiều gia đình là người cao tuổi trong thôn đã không “suy tính thiệt hơn”, hăng hái hiến một phần đất theo quy hoạch để có được con đường thông thoáng, khang trang.

           Ông Lý Văn Sùng năm nay 64 tuổi, dân tộc Mông ở thôn Ea Khiêm cho biết: Nhớ lại những ngày đầu di cư đến vùng đất này, không  điện, không đường, không trường học, không chợ… mọi sinh hoạt của người dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nhờ có dự án “dân di cư tự do” đến nay, nhiều hạ tầng cơ sở trong thôn được Nhà nước đầu tư xây dựng, là một công dân ông nhận thấy hiến đất để làm đường giao thông là việc nên làm, do đó ông đã tiên phong hiến 2.000 mét2  đất sản xuất, đồng thời vận động người em Lý Văn Dùng hiến 2.000 mét2 đất, hay 2 cha con ông Vàng Chá Hầu hiến 1.500 m2

          Ông Sùng Chá Páo năm nay 77 tuổi, ở thôn Ea Khiêm là tấm gương điển hình trong phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cách đây 5 năm ông mạnh dạn đầu tư hơn 30 triệu đồng để mua 2 con bò giống BBB thay cho giống bò địa phương kém chất lượng, giống bò BBB có ưu thế thời gian tăng trưởng nhanh, giá cả ổn định và dễ tiêu thụ. Hàng năm, sau khi xuất chuồng ông luôn duy trì đàn bò BBB từ 4 đến 5 con, mỗi con theo giá thị trường trị giá 40 triệu đồng, nhiều người trong thôn thấy vậy đã học tập làm theo, đến nay trong thôn đã có trên 100 con bò giống BBB.

          Ông Đào Xuân Mỳ Trưởng thôn Ea Khiêm chia sẻ: Mặc dù đời sống bà con chúng tôi còn khó khăn, nhưng những việc làm “ích nước, lợi nhà” khi đã được giải thích thông suốt, bà con đều tích cực tham gia, đặc biệt là các cụ cao niên, họ luôn là người hưởng ứng đầu tiên thúc đẩy lớp trẻ làm theo. Nhờ vậy, trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thôn đã vận động hiến 13.300 mét đất, đóng góp 239 triệu đồng, mua đất làm nhà văn hóa, xây dựng cổng chào thôn, làm cầu, đường giao thông nội vùng, trong đó các cụ cao tuổi đóng trên 40 triệu đồng.

             Là đồng bào Mường, Thái ở Quan Hóa (Thanh Hóa) từ năm 2002,  đến định cư lập nghiệp ở thôn Dhung Knung (Cư Pui), hiện có 123 hộ, 559 khẩu, trong đó người cao tuổi có 41 người, với kinh nghiệm sống của mình nhiều “cây cao. bóng cả” đã có những việc làm thiết thực góp phần làm cho  “thôn xóm yên vui, buôn làng văn minh, giàu đẹp”. Điển hình như cụ Len Viết Hiêng, dân tộc Mường, năm nay 70 tuổi, nhưng hàng ngày ông vẫn trực tiếp tham gia lao động sản xuất, ngoài việc hướng dẫn con cháu cách làm ăn, bản thân ông luôn đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Từ 1,5 ha đất trồng ngô, đậu kém hiệu quả ông mạnh dạn chuyển sang trồng cam và quýt đường, sau vài vụ thu hoạch nhận thấy hiệu quả không như mong muốn, năm 2017 ông quyết định chuyển sang trồng cây cà phê, điều, kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi, trong chuồng nhà thường xuyên  có 7 con bò và 10 con dê, mỗi năm gia đình ông thu nhập thuần túy trên 200 triệu đồng.

             Cùng ở trong thôn Dhung Knung, bà Phạm Thị Điều dân tộc Thái, 64 tuổi, luôn đau đáu việc bảo tồn những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, bà đã dành nhiều thời gian truyền lửa đam mê cho con cháu trong thôn biết hát Khặp Thái, hát ghẹo, múa sạp… Đội múa, hát của thôn do bà truyền dạy được đánh giá cao qua những Hội thi do xã và huyện tổ chức./.

Mai Viết Tăng

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang