Thứ tư, ngày 15 tháng 01 năm 2025
Cập nhật lúc: 08/08/2024

Lưu giữ hoa văn thổ cẩm

Đam mê, yêu thích sắc màu thổ cẩm, gần 25 năm qua, chị H Djueng Kuan, tên  thường gọi Amí H Li, dân tộc Êđê, ở buôn Plum, xã Ea Trul vẫn kiên trì, cần mẫn gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc.

Chị kể rằng: “ Chẳng biết nghề này có từ khi nào, chỉ biết khi mình lớn lên, đi lấy chông thì thấy chính mẹ chồng hằng ngày ngồi bên khung cửi. Từ đó, mình được mẹ chồng dạy từ cách giăng khung, luồn chỉ, dệt những tấm vải với các họa tiết, hoa văn phong phú... Đến khi 20 tuổi, từ những kinh nghiệm học được từ mẹ chồng và các bà, các mẹ trong buôn, cùng với niềm đam mê các hoa văn truyền thống, mình đã thuần thục nghề, dệt ra được những sản phẩm thường sử dụng trong gia đình như chăn, địu,váy, áo... khi địa phương mở lớp học nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ DTTS ở các buôn, thì chị cũng hăng hái tham gia lớp học, để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho niềm đam mê tay nghề dệt thổ cẩm của mình. Đối với chị Amí H Li, điều lôi cuốn chị nhất trong cái nghề dệt chính là những nét hoa văn sinh động, độc đáo trên tấm thổ cẩm. Và chị duy trì nghề này, để thỏa sức sáng tạo thêm những nét hoa văn mới lạ, độc đáo hơn. Một ngày không được động đến khung dệt là chị như thiếu đi một điều gì đó quen thuộc, chính vì thế dù có làm công việc gì thì chị vẫn gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Vì để lưu giữ cái nghề này thì phải có sự đam mê, ngoài ra cần phải có sự kiên trì.’’ .

Từ đôi bàn tay khéo léo cùng với những nét hoa văn sắc sảo trên các sản phẩm thổ cẩm của chị dệt ra và những đường Kteh tinh tế cho áo nam, Kteh là một kỹ thuật khó hơn cách dệt và hoa văn thông thường, vì vậy không phải ai cũng làm được công đoạn này. Những người yêu đồ truyền thống rất thích sản phẩm dệt của Amí H Li, những sản phẩm của chị dệt ra không những sử dụng trong gia đình, họ hàng mà còn bán cho mọi người trong buôn, ngoài buôn có nhu cầu mua để dùng trong việc cưới hỏi, đám ma, lễ cúng, lễ hội....Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều người biết đến đặt mua và sản phẩm bán ra cũng được nhiều hơn. Giúp cho chị có thu nhập bình quân mỗi tháng từ nghề dệt hiện là khoảng vài triệu đồng, dù không nhiều song cũng phần nào đủ trang trải cuộc sống hằng ngày cho gia đình.

Hiện nay, ở buôn Plum, xã Ea Trul có khoảng 03 người cùng tuổi với chị Ami H Li có thể dệt thổ cẩm một cách thành thạo, nhưng khi rảnh rỗi họ mới ngồi bên khung dệt. Để dệt được một tấm thổ cẩm đủ may một bộ váy áo nữ, áo nam, chăn, địu, khố...  phải mất gần 7 ngày, nếu dệt tập trung thì mất 2 đến 3 ngày, tiền mua vật liệu cũng tăng cao, nên sản phẩm thổ cẩm hiện nay của chị có giá khoảng từ 800 đến hơn 1 triệu đồng/tấm, tùy theo kích cỡ, tùy loại sản phẩm, nhưng tính ra thu nhập cũng chẳng đáng là bao so với công sức bỏ ra.

Dù vậy chị vẫn gắn bó với nghề, bởi đối với chị đó không chỉ là thu nhập mà còn là sự đam mê với văn hóa truyền thống từ đời trước để lại, là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Êđê.

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang