Hội thảo khoa học "Phục hồi cảnh quan rừng ở vùng lưu vực sông Srepok - Từ nghiên cứu đến thực hành"
Ngày 31/10/2019, tại huyện Krông Bông, UBND huyện Krông Bông phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đối Việt Nam (Tropenbos Vietnam) tổ chức Hội thảo khoa học "Phục hồi cảnh quan rừng ở lưu vực sông Srepok: Từ nghiên cứu đến thực hành".
Tham dự Hội thảo có ông Đinh Văn Long - Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, ông Lê Văn Lân - Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đối Việt Nam,Tiến sỹ Cao Thị Lý - Trường Đại học Tây Nguyên, Tiến sỹ Vương Hữu Nhi - Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh, đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, các phòng, ban thuộc huyện, Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và đại diện các hộ dân có liên quan.
Các đại biểu thao dự hội thảo
Mục tiêu của Hội thảo nhằm cập nhật thông tin về tình hình xung đột quyền sử dụng đất lâm nghiệp và đề xuất các giải pháp can thiệp, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn, xây dựng các mô hình phục hồi cảnh quan rừng gắn với cải thiện sinh kế cộng đồng, đặc biệt là các mô hình phục hồi cảnh quan rừng ở các vùng đất chống lấn quyền sử dụng đất, đóng góp các ý kiến nhằm thực thi có hiệu quả các giải pháp phục hôi cảnh quan rừng gắn với cải thiện sinh kế người dân trong vùng.
Ông Đinh Văn Long - Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại Hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe các tham luận của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Trường Đại học Tây Nguyên, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, UBND huyện Krông Bông và thảo luận về các vấn đề có liên quan. Ngoài ra, trong khuôn khổ của Hội thảo, các đại biểu được tham quan các mô hình phục hồi rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bằng cây bản địa trên các vùng đất đốc, đất có chồng lấn quyền sử dụng đất tại huyện Krông Bông và Vườn Quốc gia Chư Yang Sin.
TS. Cao Thị Lý trình bày tham luận tại Hội thảo
Theo các nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo, tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp xảy ra ở rừng và đất lâm nghiệp của tất cả các chủ thể quản lý, tất cả các loại rừng, đặc biệt phức tạp đối với rừng sản xuất; giải quyết mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi địa phương, tuy nhiên có những điểm chung là diễn ra ở vùng có người dân tộc thiểu số sinh sống, vùng giáp biên, giáp ranh, tình trạng dân di cư tự do chưa được kiểm soát.
Để giải quyết tình trạng trên, Hội thảo đưa ra các kiến nghị chủ yếu gồm các giải pháp về hướng tiếp cận rừng và đất lâm nghiệp của người dân, hướng cải thiện phục hồi cảnh quan rừng, gắn với sinh kế cộng đồng, khuyến nghị chính sách./.
Chí Quyết